Gà Chọi Là Gà Gì? Phân Loại Gà Chọi Phổ Biến Ở Việt Nam

Gà chọi là gà gì luôn là câu hỏi được đặt ra đầu tiên khi có người mới gia nhập vào gia nhập vào làng chơi gà chiến. Đây là thuật ngữ mà dân chơi gà đá, sư kê nào cũng nên biết. Ở bài viết sau, SV388 sẽ giải thích cho các bạn về ý nghĩa, phân loại và cách chăm nuôi gà chọi cơ bản.

Gà chọi là gà gì?

Giải đáp câu hỏi "Gà chọi là gà gì?"
Giải đáp câu hỏi “Gà chọi là gà gì?”

Nếu bạn nghĩ gà chọi là tên một giống gà thì câu hỏi “gà chọi là gà gì?” không thể trả lời được, nó chỉ là một tên gọi chung và nó bao gồm nhiều giống, xuất xứ khác nhau.

Gà chọi chỉ là cách gọi chung cho những chú gà trống tham gia thi đấu, cạnh tranh ở các trường gà. Những con gà này được nuôi dưỡng theo một chế độ đặc biệt, huấn luyện để chiến đấu, khác hoàn toàn với gà nuôi lấy thịt hay trứng.

Phân loại các loại hình chọi gà ở Việt Nam

Ở Việt Nam có hai cách đá chính là đá đòn và đá cựa nên gà chọi còn được gọi là gà đòn, gà đá. Mỗi loại hình gà chọi thì sẽ có những đặc điểm khác nhau:

Gà đòn

Gà có trọng lượng khoảng từ 2,8kg đến 4,0kg cách đá chính là bằng đòn và sức lực (hay còn gọi là gà nòi). Đặc điểm chung của loại gà chọi này là ít lông, chân to lớn và cốt chân to.

Mặc dù gà đòn không nhanh nhẹn như dòng gà đá cựa, nhưng chúng rất gan lì và dũng mãnh, đòn đá bo lớn. Trọng lượng của gà đòn có thể khá lớn hơn so với các dòng gà khác.

Gà cựa

Được nuôi chủ yếu ở khu vực phía Nam, chiến đấu có trang bị vũ khí cựa giả ở chân. Trọng lượng của gà đá cựa nằm khoảng 3kg. Trong đá gà cựa, người ta lên cựa sắt vào chân gà để tăng lực sát thương khi ra đòn tấn công. Tuy nhiên, đá gà cựa hầu như chỉ xoay quanh việc thắng hoặc thua,ít quan tâm đến tài năng của gà.

Gà đòn và gà đá cựa là hai hình thức chính của gà chọi
Gà đòn và gà đá cựa là hai hình thức chính của gà chọi

Nguồn gốc của một số giống gà chọi

Để hiểu rõ hơn về lời giải đáp cho câu hỏi “Gà chọi là gà gì?” thì bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về những giống gà nổi tiếng và nguồn gốc dưới đây:

  • Gà nòi từ Việt Nam
  • Gà chọi Bình Định nổi tiếng đá đòn
  • Gà Chợ Lách đến từ Bến Tre
  • Gà Asil – Ấn Độ
  • Gà chọi Mỹ – Mỹ
  • Gà chọi Peru – Peru
  • Gà chọi Philippines – Philippines
  • Gà Shamo, gà Satsumadori – Nhật
  • Gà Sumatra – Indonesia
  • Gà chọi Thái – Thái Lan

Mỗi một giống gà chọi sẽ có những đặc điểm riêng, loại hình đá riêng biệt. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết thì có thể tham khảo những bài viết về giống gà của chúng tôi.

Xem Thêm: Xem Ngày Đá Gà Hôm Nay – Coi Ngày Tốt Đá Gà Chuẩn 100%

Những điều cần biết khi nuôi gà chọi

Dù là gà chọi dùng để đá đòn hay đá cựa, nguồn gốc ra sao thì khi nuôi gà để đá sư kê cần nắm rõ những kiến thức dưới đây.

Chọn gà chọi phù hợp

Gà chọi tốt sẽ được lựa chọn trên nhiều tiêu chí khác nhau
Gà chọi tốt sẽ được lựa chọn trên nhiều tiêu chí khác nhau

Một con gà đá có hay không thì 50% là dựa vào gen bẩm sinh nó được di truyền từ bố mẹ, tông dòng. Gà chọi tốt được chọn sẽ phải đáp ứng được hàng loạt tiêu chí đánh giá mà sư kê đưa ra như:

  • Tướng đứng, thân hình khỏe mạnh săn chắc
  • Các đặc điểm ngoại hình như mắt, vảy, lông…
  • Không có dị tật bẩm sinh, sức khỏe tốt
  • Khi kiểm tra đòn thì lực đá mạnh và linh hoạt
  • Tổng quan về chiến tích của gà bố mẹ

Chế độ thức ăn của gà chọi

Gà chọi nuôi để đá sẽ khác biệt rất nhiều so với gà để nuôi lấy thịt, trứng dù thức ăn chính vẫn là lúa thóc nhưng phải đảm bảo được những điều sau:

  • Lúa thóc cho ăn phải được ngâm mềm 30 phút hoặc có mầm rồi mới cho ăn, cho hệ tiêu hóa hấp thu tốt hơn
  • Bổ sung chất xơ, vitamin, vi lượng thông qua các loại rau củ quả hàng ngày
  • Đảm bảo 200g thịt tươi, mồi tươi trong 2 ngày để gà mượt lông, sung sức và tăng cơ

Sư kê nào cho gà chọi ăn phải cho ăn đúng giờ và hạn chế ăn no trước khi tập luyện, đảm bảo hệ tiêu hóa vận hành tốt không có bất ổn.

Gà chọi cũng sẽ ăn lúa thóc như gà thịt
Gà chọi cũng sẽ ăn lúa thóc như gà thịt

Chế độ luyện tập

Ngoài tài năng bẩm sinh thì lực đá và sức bền của gà chọi hoàn toàn có thể tăng trưởng nhờ vào việc luyện tập. Các bài tập sẽ giúp cho gà phát triển cơ bắp, quen với cường độ vận động lớn nên khi thi đấu sẽ có sức chiến tốt hơn. Dưới đây là một số bài tập mà sư kê nên biết:

  • Buổi sáng khởi động bằng cách tung gà lên cao 150 nhịp (độ cao khoảng 30 – 60cm), những ngày đầu tập luyện thì chỉ nên tập 20 – 30 nhịp rồi mới tăng theo thời gian. Sau khi tập xong bài tập này thì cho gà nghỉ 30 phút rồi cho ăn sáng.
  • Chạy lồng: Mỗi tuần tập luyện 1 lần, nhốt một con gà bên trong lồng (lồng to chồng lên lồng nhỏ) và 1 con ngoài lồng. Cho hai con nhìn thấy nhau nhưng không đá được mà chạy vòng quanh lồng.
  • Vần hơi, vần đòn: Mỗi tháng tập luyện 1 lần, cho 2 con gà chọi đá với nhau nhưng bịt cựa, bịt mỏ trước đó, vần trong 5 hồ đá rồi nghỉ ngơi 5 ngày. Sau 5 năm ngày thì tập luyện lại và tăng dần theo thời gian.

Sau mỗi lần luyện tập, sư kê nên tiến hành vệ sinh và xử lý vết thương bằng cồn y tế, đảm bảo gà không bị nhiễm trùng, không bị mốc da hay bị bệnh vì hệ miễn dịch suy giảm.

Chế độ luyện tập cơ bản dành cho gà chọi
Chế độ luyện tập cơ bản dành cho gà chọi

Chăm sóc gà chọi

Vào mỗi buổi sáng (trừ ngày mưa, lạnh) cho gà chọi ra phơi nắng khoảng 2 tiếng đồng hồ, lúc nắng mạnh thì đem vào nơi mát. Cách làm này giúp tiêu diệt các loại sinh vật ký sinh trên da, lông của gà chọi.

Mỗi tuần sư kê tiến hành om bóp, tỉa lông gà ở các bộ phần nhằm tăng sức đề kháng, da dày và săn chắc cũng như hạ nhiệt khi thời tiết nóng bức. Lúc om bóp có thể sử dụng các bài thuốc dân gian như gừng, tỏi, rượu… Nên tham khảo kỹ các bước hướng dẫn để tránh gây hại ngược lại cho gà chọi.

Chuồng trại nhốt gà nuôi đá phải có kích thước rộng rãi, lớp nền phủ rơm hoặc cát để chân gà không bị thương. Vệ sinh chuồng trại thường xuyên để loại bỏ những tác nhân gây bệnh.

Ở các giai đoạn trước, trong và sau thi đấu thì chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc gà chọi sẽ có sự điều chỉnh cho phù hợp với thể trạng của gà. Sư kê phải tự đánh giá và tùy chỉnh chế độ nuôi sao cho hiệu quả được tối ưu nhất.

Kết luận

Bài viết SV388 vừa rồi đã giải đáp cho bạn đọc câu hỏi “Gà chọi là gà gì?”, đưa ra đặc trưng cho từng loại hình gà chọi, giới thiệu các giống gà và nguồn gốc của chúng. Đặc biệt tại đây, những ai đang muốn trở thành sư kê sẽ học được cách nuôi dưỡng, huấn luyện gà chọi cơ bản.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *